Đi vay thì đừng để nợ xấu!

Điều này là không thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tất cả các khoản vay của Khách hàng đều phải được báo cáo trạng thái lên Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, không thể trốn hoặc “tẩy” thông tin CIC.

Trong quy trình thẩm định của Ngân hàng khi cho vay khá chặt chẽ. Ngoài việc xem xét các yếu tố liên quan đến thu nhập, đến mục đích sử dụng vốn, đến tài sản đảm bảo Ngân hàng rất coi trọng một tiêu chuẩn nữa đó là: Lịch sử trả nợ của Khách hàng.

Lịch sử trả nợ của khách hàng là toàn bộ quá trình trả nợ của khách hàng đối với các khoản vay trước đó tại các tổ chức tín dụng (Ngân hàng, Công ty tài chính) được lưu lại tại Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Lịch sử trả nợ hay còn gọi nôm na là CIC có ảnh hưởng lớn đến quyết định cấp tín dụng của Ngân hàng.

Theo quy định của nhiều Ngân hàng, chỉ cần khách hàng có nợ nhóm 2 (quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày) trong vòng 12-36 tháng tính đến thời điểm vay vốn sẽ không đủ điều kiện vay vốn. Còn trong trường hợp có nợ quá hạn trên 90 ngày (gọi là nợ xấu) trong vòng 5 năm thì khả năng vay càng khó hơn – mặc dù đã trả hết nợ.

Vì tầm quan trọng của lịch sử tín dụng, nên trong quá trình vay, dù là khoản vay rất nhỏ khách hàng cũng cần lưu ý trả nợ đúng hạn và đầy đủ. Rất nhiều trường hợp chủ quan, sử dụng thẻ tín dụng chỉ phát sinh dư nợ rất nhỏ (chỉ vài triệu đồng) nhưng không đóng gốc/lãi kịp thời nên đã phát sinh nợ quá hạn, dẫn đến hệ quả khi cần vay mua nhà, mua xe thì lại không đủ điểu kiện vay.

Ngoài ra, trong quá trình trả nợ, khách hàng vay cần lưu ý Ngân hàng sẽ tính gốc, lãi theo số ngày thực tế của tháng và theo dư nợ thực tế còn lại nên số tiền phải trả hàng tháng có thể khác nhau. Nếu khách hàng trả gốc lãi không đúng ngày (chậm hơn ngày quy định trê Hợp đồng tín dụng) thì cần mang dư một khoản để đóng “tiền phạt chậm trả”. Trường hợp chỉ trả thiếu dù là 1 đồng thì sau 10 ngày, khoản vay của bạn sẽ được xếp thành dư nợ loại 2 – Dư nợ quá hạn – bạn sẽ “có vết” xấu trên CIC.

Vậy, nếu “lỡ” để nợ quá hạn rồi thì cần làm gì?

Trước tiên thật tiếc nếu bạn đã để phát sinh nợ quá hạn, tuy nhiên nếu chỉ là “lỡ”, không mang tính chất thường xuyên và đã trả hết thì bạn cứ bình tĩnh. Bạn có thể xin xác nhận của Ngân hàng trước đó bạn vay về việc đã hết nợ quá hạn và “giải trình” lý do nợ quá hạn của bạn với Ngân hàng muốn vay. Có thể Ngân hàng sẽ vẫn phê duyệt ngoại lệ cho bạn. Trong trường hợp này cố gắng hợp tác tối đa với Ngân hàng để cung cấp đầy đủ hồ sơ theo hướng có lợi nhất, tốt nhất cho bạn.

Có trốn “CIC” được không?

Điều này là không thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tất cả các khoản vay của Khách hàng đều phải được báo cáo trạng thái lên Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, không thể trốn hoặc “tẩy” thông tin CIC.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *